“Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu” là câu nói được cha ông ta đúc kết biết bao đời qua. “Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu” nói về một người khi đến độ trưởng thành hay giác ngộ thì có sự thay đổi về tâm tính, cách đối nhân xử thế. Hãy cùng Ngẫm đọc qua câu chuyện dưới đây và viết bình luận cho biết suy nghĩ của bạn nhé!
Một vị sư lên rừng hái củi, trên đường về gặp một cậu bé chơi đùa chạy nhảy bắt bướm. Vị sư đến gần hỏi:
– Trên tay con cầm gì thế?
– Đố sư biết đó, nói sai sư phải mất cho con bó củi đó!
– Một con bướm đã chết đúng không?
– A, sư nói sai rồi. Con bướm còn sống nha sư!
Nói rồi cậu tung con bướm bay lên trời.
– Đây củi của con đây, cầm về đi!
Cậu bé hí hửng đem bó củi về khoe cha và kể lại câu chuyện. Người cha tái mặt bước tới nhéo tai thằng con:
– Đem bó củi lên chùa trả rồi xin lỗi người ta ngay!
Thằng bé vừa đi vừa la:
– Nhưng con thắng mà!
Đến chùa hai cha con chắp tay xin lỗi. Vị sư chỉ nhẹ nhàng mỉm cười và gật đầu.
Trên đường về thằng bé vẫn còn hậm hực. Người cha nhẹ nhàng nói:
– Nếu sư nói con bướm còn sống thì con cũng đã bóp cho nó chết đúng không. Từ đầu ngài đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống rồi đó!
Thằng bé lặng lẽ cúi đầu.
Có khi chính vì sự ngạo mạn đắc thắng mà chúng ta mang lại đau khổ cho người khác. Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nhẫn nhịn một chút có khi lại là bình an.
Facebook: NGẪM
🔎Bài viết hay khác:
9 Quy Tắc Bán Hàng Cần Phải Nhớ
40 Quy Tắc Xã Giao Ngầm Của Người Trưởng Thành
Đám Đông Là Nơi Ẩn Nấu Của Kẻ Tầm Thường Và Là Nấm Mồ Của Kẻ Khôn Ngoan